Hỗ trợ trực tuyến

icon-tuvan

Hotline

0908.631.070

Mr. Văn 0908631070

Mr. Tú 0913774503

Fanpage Facebook

Đối tác

1752954256245630.jpg 012922864109029.jpg

Tin tức

Chọn và sử dụng vật liệu chống thấm hiệu quả

Chọn và sử dụng vật liệu chống thấm hiệu quả

Trước khi bước vào mùa mưa, nhà nhà đều chủ động tìm kiếm giải pháp chống thấm cho ngôi nhà mình. Thị trường vật liệu chống thấm ngày càng đa dạng, các dịch vụ chống thấm ngày càng phát triển, nhưng để chọn được loại vật liệu và giải pháp chống thấm phù hợp, hiệu quả thì không đơn giản.

1. Vật liệu chống thấm - đa dạng sản phẩm

Giữa vô số vật liệu, phụ gia chống thấm thì sơn chống thấm là sản phẩm được nhiều người lựa chọn. Sơn chống thấm có nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính mà có thể chọn loại cao cấp từ 200 - 400 ngàn đồng/thùng 5 lít, loại trung bình từ 90 - 185 ngàn đồng/thùng 5 lít, loại bình dân từ 40 - 50 ngàn đồng/thùng 5 lít.

Ngoài sơn chống thấm thì chất chống thấm cũng là dòng sản phẩm lý tưởng, được sử dụng cho các hạng mục như chống thấm sàn, chống thấm tường, chống thấm trần, chống thấm sân thượng… Chất chống thấm này có thể được trộn trực tiếp với vữa xi măng để thấm sâu vào bê tông, hàn gắn các vết nứt hay lỗ hổng trong kết cấu bê tông, đồng thời tạo nên một bề mặt phụ có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của nước.

2. Sử dụng vật liệu chống thấm sao cho hiệu quả?

Mỗi hạng mục, mỗi nguyên nhân gây thấm sẽ có cách chọn lựa và sử dụng vật liệu chống thấm khác nhau để phát huy tối đa hiệu quả. Đặc biệt, công tác chống thấm nên được thực hiện ngay từ đầu bởi sẽ tiết kiệm được chi phí rất nhiều nhiều lần so với công tác khắc phục, sửa chữa công trình sau này.

- Nếu chọn sơn chống thấm thì có thể sử dụng các loại sơn chống thấm của các hãng nổi tiếng như Kova, ICI, Mykolor, Tison, Jotun, Spec, Expo… với các tính năng mới như kháng nước, kháng ẩm, ngăn nấm mốc, rong rêu… thích hợp với mọi hạng mục và mọi công trình.

- Nếu chọn chất chống thấm thì có thể chọn dạng lỏng hoặc dạng bột hòa tan trong nước của các thương hiệu Kova, Sika, Index, Flintkote, Sankote, Wapro, Shellkote, Rainkote, Weatherkote… Sau khi khô, chất chống thấm sẽ tạo nên một lớp màng phủ trên bề mặt cần chống thấm, nhờ đó mà ngăn chặn được sự xâm thực của nước.

- Nếu chống thấm bằng hình thức keo chống thấm thì nên chọn loại keo 4 lớp, bao gồm màng bảo vệ bằng nhôm, lớp gia cố chống bị xé rách, hỗn hợp bằng bitumen, lớp giấy tháo bỏ. Bên cạnh đó, có thể chọn giấy dầu chống thấm như là một biện pháp chống thấm trước mắt trong mùa mưa.

Lưu ý khi sử dụng keo chống thấm hoặc giấy dầu chống thấm cần xử lý bề mặt sạch sẽ, không để lẫn bụi bẩn hay tạp chất. Nếu bề mặt xuất hiện những lỗ nhỏ li ti thì cần được phủ kín bằng một lớp lót bitumen với định lượng 250g/m2. Tốt nhất nên sử dụng các dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp để có thể tìm được nguyên nhân và giải pháp chống thấm phù hợp nhất, hiệu quả nhất.

Theo Lê Trinh/Tcxd.vn